Ngày nay, bộ môn DJ rất được yêu thích và không ngừng mở rộng ở khắp mọi nơi. Trên thị trường xuất hiện các sản phẩm bàn DJ đa dạng từ mẫu mã, tính năng đến giá cả, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu người dùng từ mới bắt đầu đến chuyên nghiệp. Vậy Bàn DJ là gì? Sử dụng ra sao? Nên chọn bàn DJ như thế nào? Giá bàn DJ ra sao và mua ở đâu uy tín? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bàn DJ là thiết bị chuyên dùng để hòa trộn, phối ghép các bản nhạc lại với nhau để tạo thành 1 set nhạc mới, liền mạch với những hiệu ứng khác lạ, thú vị. Từ đó giúp nâng cao trải nghiệm âm nhạc.
Cấu tạo bàn DJ hầu hết sẽ có 2 bộ phận chính là các deck và khu mixer.
Tại mỗi deck sẽ có mâm xoay (jogwheel) và các nút Performance Pad, nút Play. Ngoài ra còn có một số nút, thanh điều khiển như thanh Tempo, nút Sync, nút hiệu ứng tùy theo từng dòng máy.
Tại khu vục mixer sẽ có các dải điều khiển tương ứng với số kênh trên máy. Ngoài ra, một số model cao cấp còn có thể có màn hình, khu vực điều khiển micro và các hiệu ứng nâng cao. Tùy từng dòng máy có thể tích hợp thêm cả loa và đèn chiếu sáng.
Về kích thước, bàn DJ cũng có nhiều kích thước khác nhau. Nếu phân loại theo tiêu chí này thì bàn DJ sẽ có 2 dạng: bàn DJ mini (chỉ những bàn có kích thước nhỏ gọn, chiều rộng thường nhỏ hơn 50cm) và bàn DJ bình thường (chiều rộng khoảng 55cm trở lên).
- Bàn DJ Standalone (bàn DJ All in one):
Đây là bàn DJ có thể hoạt động độc lập, không cần kết nối với máy tính. Thiết bị này có đầy đủ các bộ phận từ màn hình, jogwheel, dải EQ, hiệu ứng, Performance Pad,...với bộ xử lý được tích hợp bên trong. Các thông tin về set nhạc được hiển thị ngay trên màn hình. Đây sẽ là giải pháp gọn nhẹ tất cả trong một, phù hợp để biểu diễn chuyên nghiệp hoặc cần di chuyển thường xuyên. Giá thành của các mẫu bàn DJ Standalone ở mức trung đến cao, tùy theo thương hiệu và chức năng.
- Bàn DJ Controller:
Bàn DJ Controller kết hợp cùng Laptop là setup đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngoài việc không tích hợp màn hình, thì mẫu bàn này vẫn có đầy đủ tính năng để mix nhạc. Thiết bị này thích hợp với nhiều đối tượng, từ các DJ chuyên nghiệp đến những người mới bắt đầu. Giá thành sẽ rẻ hơn bàn Standalone nhưng tính tiện lợi sẽ không bằng.
- Hệ phối ghép chuyên nghiệp:
1 bộ bàn DJ chuyên nghiệp có thể được phối ghép từ nhiều thiết bị khác nhau như:
+ Mixer: Hay còn gọi bàn trộn âm thanh. Là thiết bị dùng để điều chỉnh hiệu ứng, cân bằng âm sắc, phối trộn tín hiệu để tạo ra một nguồn âm thanh hoàn hảo nhất. Mixer có thể nhận tín hiệu âm thanh đầu vào từ đầu phát nhạc, các loại nhạc cụ, nhạc đệm, micro, hay một số thiết bị điện tử khác. Bởi vậy, mixer được xem như là bộ não, là linh hồn của mỗi hệ thống DJ.
+ CDJ: Về cơ bản CDJ cũng là thiết bị trộn và phát nhạc. CDJ có jog wheel và các nút điều khiển tempo, Cue Point để DJ điều chỉnh âm thanh một cách chính xác và đáng tin cậy. Do vậy nó hoàn toàn có thể hoạt động độc lập hoặc phối ghép tùy nhu cầu. CDJ thường chỉ hỗ trợ phát nhạc từ đĩa CD hoặc USB.
+ DVJ: Là thiết bị được sử dụng để quản lý kết hợp cả âm thanh và video trong lúc biểu diễn. Thiết bị DVJ cho phép DJ phát video từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm file video lưu trữ, DVD, hoặc nguồn trực tiếp từ máy tính. Thiết bị cũng có thể chuyển đổi mượt mà giữa các video, thêm hiệu ứng và đồng bộ với âm thanh để mở rộng khả năng sáng tạo cũng như nâng cao trải nghiệm âm nhạc.
Các mẫu bàn chuyên nghiệp thường có giá thành khá cao, nhưng đem lại chất lượng âm thanh vượt trội cùng các tính năng cao cấp hỗ trợ việc mix nhạc.
Trên mỗi bàn DJ sẽ có những tính năng cơ bản sau đây:
- Play: chơi /dừng nhạc.
- Điều chỉnh Tempo: Dùng để đồng bộ nhịp độ giữa các kênh bằng thanh Tempo
- Beat Sync: tự động đồng bộ nhịp độ trên các kênh.
- Gain/ trim: Điều chỉnh âm lượng.
- Crossfader: Thanh trượt đặc biệt giữa hai kênh âm thanh, cho phép chuyển đổi linh hoạt giữa các nguồn âm thanh một cách mượt mà.
- FX: Cung cấp kho tàng hiệu ứng và kỹ thuật mix chuyên nghiệp để các DJ thỏa sức sáng tạo. Ví dụ như Reverb, Delay, Phaser và Filter,....
- Sound Color FX: thay đổi tần số và mức độ của các bộ lọc âm thanh để bài nhạc được mix có sáng tạo hơn, độc đáo hơn.
- Dải chỉnh EQ: Thay đổi tần số của beat nhạc.
- Performance pad: Gồm những hiệu ứng để beat nhạc độc đáo hơn.
- Cue: Tạo điểm nhớ, đánh dấu điểm đầu tiên hoặc điểm bắt đầu ở mỗi track nhạc.
- Looping: Lặp lại 1 đoạn nhạc.
- Tua hoặc lùi đoạn nhạc: Bằng cách xoay mâm xoay hoặc dùng thanh Needle Search.
Các sản phẩm bàn DJ hiện nay đều trang bị đầy đủ các loại cổng kết nối thông dụng như: cổng LINE (RCA), cổng PHONO (RCA), cổng MIC (XLR & 1/4 inch TRS Jack), cổng AUX (RCA), cổng MASTER (RCA), cổng HEADPHONE MONITOR,...Thông qua đó sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phối ghép với các thiết bị.
Bên cạnh đó, những bàn DJ cao cấp sẽ có thêm cổng USB để tải nhạc và duyệt bài ngay trên deck. Hoặc một số model đặc biệt sẽ được tích hợp thêm khả năng kết nối với điện thoại và máy tính bảng để lấy nhạc từ đó.
Bàn DJ có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày. Những sản phẩm cao cấp thường được dùng để biểu diễn rộng rãi ở những bar, pub, sự kiện giao lưu âm nhạc,...
Hoặc chúng thường được các producer dùng trong phòng thu sản xuất âm nhạc. Hay đơn giản là những ai yêu thích và muốn làm mới âm nhạc thì đều có thể sử dụng bàn DJ.
Để hoạt động được thì các máy DJ phải được tích hợp hoặc tương thích với ít nhất 1 phần mềm. Các phần mềm DJ được dùng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến như:
- Rekordbox DJ: Phát triển bởi Pioneer DJ, chủ yếu dành cho sử dụng với các thiết bị Pioneer. Tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm hardware của Pioneer DJ. Hỗ trợ quản lý bản nhạc và phối khí cho DJ chuyên nghiệp.
- Engine DJ: Là phần mềm được phát triển bởi Denon, cũng có giao diện dễ làm quen, dễ sử dụng. Phần mềm giúp quản lý nhạc hiệu quả, có khả năng làm việc offline, hỗ trợ streaming nhạc và đa dạng file âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau.
- Serato DJ: Phần mềm có giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Hỗ trợ DVS (Digital Vinyl System). Tương thích với nhiều controller và thiết bị DJ khác nhau. Đây cũng là phần mềm phổ biến nhất hiện nay.
- Virtual DJ: Giao diện thân thiện với người dùng mới. Hỗ trợ nhiều controller và thiết bị DJ. Tích hợp các tính năng sáng tạo như video mixing.
- Traktor Pro: Phát triển bởi Native Instruments, nổi tiếng với các công cụ sản xuất âm nhạc chất lượng. Cung cấp nhiều tính năng sáng tạo như Remix Decks. Hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh và controller.
- DJAY Pro: Thiết kế cho nền tảng macOS và iOS. Giao diện người dùng đẹp mắt và dễ sử dụng. Tích hợp với các dịch vụ nhạc trực tuyến như Spotify.
- Mixxx: Phần mềm DJ mã nguồn mở miễn phí. Hỗ trợ nhiều tính năng DJ cơ bản và tiên tiến. Tương thích với nhiều hệ điều hành như Windows, macOS và Linux.
Bàn DJ có rất nhiều loại, được tạo ra theo từng mục đích sử dụng khác nhau. Vậy nên, đầu tiên bạn phải xác định nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Ví dụ như mua để biểu diễn chuyên nghiệp thì nên mạnh dạn đầu tư những bàn DJ all in one cao cấp, hoặc chọn lựa bộ phối ghép chuyên nghiệp.
Còn nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu hoặc dùng cho phòng thu thì có thể cân nhắc những bàn Controller hoặc bàn mini. Giá thành rẻ hơn mà vẫn đầy đủ tính năng cần thiết.
Hoặc nếu bạn mua để trải nghiệm, thường xuyên di chuyển, hãy chọn những bàn DJ mini, tốt hơn có thể tích hợp cả pin và loa bên trong.
Đặc biệt, trước khi quyết định mua bàn DJ, bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm, tính năng, thương hiệu, giá cả và đánh giá của các người dùng khác. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web chuyên về DJ hoặc các cộng đồng DJ để có được thông tin chính xác và đầy đủ.
Pioneer có thể xem là nhà tiên phong của ngành công nghiệp DJ với hàng ngàn sản phẩm chất lượng. Bàn DJ Pioneer được ưa chuộng rộng rãi bởi thiết kế chuyên nghiệp, dễ sử dụng, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, Pioneer còn đa dạng trong cả các dòng máy dùng để phối ghép chuyên nghiệp.
Giá của bàn DJ Pioneer cũng đa dạng nhiều mức, từ phổ thông đến cao cấp đều có, đủ để đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dùng. Tuy nhiên nhìn chung thì mức giá của Pioneer thường nhỉnh hơn các thương hiệu khác trên thị trường.
Một số sản phẩm nổi bật: Opus Quad, XDJ RX3, CDJ3000, dòng DDJ FLX, DJM S9,...
Xem chi tiết các sản phẩm bàn DJ Pioneer tại đây: Bàn DJ Pioneer chất lượng chính hãng, giá rẻ nhất thị trường.
Bàn DJ của Denon cũng rất được thị trường Việt Nam ưu ái. Đặc điểm chung của bàn DJ Denon là sản phẩm với nhiều tính năng đa dạng, đa số hướng đến người dùng chuyên nghiệp. Vì vậy giá thành của bàn DJ Denon cũng ở tầm cao cấp, nhưng giá thành luôn đi đôi với chất lượng. Bởi vậy Denon cũng là 1 cái tên rất được yêu thích tại Việt Nam.
Một số sản phẩm nổi bật: Dòng Prime, MCX8000,...
Xem chi tiết các sản phẩm bàn DJ Denon tại đây: Bàn DJ Denon Chính Hãng, Cam Kết Giá Rẻ Nhất Việt Nam.
Numark là thương hiệu khá trẻ so với Pioneer và Denon nhưng cũng rất sôi động tại thị trường Việt Nam. Bàn Dj Numark thì giá thành đa dạng và rẻ hơn, hầu như tập trung ở phân khúc phổ thông. Tuy vậy, sản phẩm vẫn đáp ứng chất lượng tốt với những tính năng mới mẻ, sự tiện lợi khi được thiết kế nhỏ gọn. Đặc biệt là Numark rất chú trọng những bàn DJ có tính di động cao, tích hợp pin sạc và loa sẵn bên trong để tinh gọn hệ thống khi biểu diễn ngoài trời.
Những sản phẩm nổi bật: Mixstream pro, Party mix, Mixtrack Pro,...
Xem chi tiết các sản phẩm bàn DJ Numark tại đây: Bàn DJ Numark chất lượng, chính hãng, rẻ nhất thị trường.
Bàn DJ chính là 1 công cụ hữu ích để trình diễn âm nhạc thêm đặc sắc, hấp dẫn, dễ dàng khuấy động không khí. Có rất nhiều sản phẩm DJ trên thị trường, mỗi loại sẽ có những tính năng và công dụng riêng. Giá thành bàn DJ cũng rất đa dạng. Vì vậy bạn nên tìm nơi bán bàn DJ uy tín. Bạn có thể tham khảo Điện tử Linh Anh để được tư vấn với hơn 91 bàn DJ chính hãng, cam kết chất lượng.
Xem thêm
Admin
Link nội dung: https://craftbg.eu/55-ban-dj-chinh-hang-tu-gia-re-den-chuyen-nghiep-tra-gop-0-1735235421-a479.html