Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni) có tên gốc (tên thế tục) là Kiều Đạt Ma. Tất Đạt Đa (Gotama Siddhāttha).Kiều Đạt Ma là họ tộc. Ở Ấn Độ cổ, họ tộc truyền thống là theo họ tộc mẫu hệ. Kiều Đạt Ma là dòng họ thế tục của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong tiếng Phạn, Kiều Đạt Ma có nghĩa là hiền lành, tốt đẹp.Tất Đạt Đa là tên. Trong tiếng Phạn nó có nghĩa là sự may mắn, cát tường, mang hàm nghĩa là “thành tựu hết thảy”, “hoàn thành trọn vẹn”.
Thế nhân tôn ngài là “Thích Ca Mâu Ni”, trong đó “Thích Ca” là bộ tộc của ngài. Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có ý tứ là “văn võ song toàn”. “Mâu Ni” là cách gọi tôn kính của người Ấn Độ cổ đại đối với các bậc Thánh nhân, có hàm ý chỉ “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công”.
Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, được các Phật tử xưng là Phật, Thế tôn, Phật Đà có ý chỉ người đã thông qua tu luyện mà giác ngộ. Khi Phật giáo được truyền nhập vào Trung Quốc, trong triều đại nhà Minh người ta bắt đầu xưng Phật Thích Ca Mâu Ni là “Phật Tổ”, tức là người sáng lập Phật giáo.
Thích Ca nghĩa là nhân từ, dạy dỗ chúng ta đối đãi người khác phải có lòng yêu thương, phải có tâm từ bi, đại từ đại bi đối đãi hết thảy chúng sanh, Ngài dạy điều này. Đấy là nội dung giáo học của Phật pháp.
Mâu Ni (Muni) nghĩa là gì? Từ “thanh tịnh, bình đẳng, giác” trong tựa đề kinh này, Mâu Ni là tịch tĩnh, tôi dùng năm chữ trong tựa đề kinh này để giảng [từ ngữ Mâu Ni], quý vị sẽ thấy rất dễ hiểu. Mâu Ni là tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, giác chứ không mê; đấy là ý nghĩa của Mâu Ni. (Theo thầy Tịnh Không)
Tượng Phật Thích Ca ngự trên đài sen là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất trong lòng vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác. Nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp, mà không bị lây nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh. Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế, mới chơn thật thanh tịnh. Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò đất khô sạch sẽ, dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không được quý trọng. Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ được tánh cách thanh khiết.
Đức Phật Thích Ca cũng thế, trước kia Ngài cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang sung sướng, nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc. Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy, chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng.
Đôi mắt đức Phật Thích Ca đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh. Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuộc lấy kết quả khổ đau về nơi mình. Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta. Sự cầu cạnh, sự van xin nơi tha nhân hay thần linh, nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể. Cho nên, ta phải quán sát lại ta, để luyện lọc tâm tánh và sửa đổi hành động của mình.
Người ta thường nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được sáng lây, thơm lây, chứ không phải chúng ta có mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho chúng ta mua may bán đắt một cách bất lương, hay để chúng ta dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất chính. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những chúng ta đã phỉ báng Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt cho chúng ta nữa.
Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi sản phẩm Tượng Phật , Thanh Phong muốn gửi gắm vào đó sự an lạc đến với quý khách hàng. Cam kết chất lượng tượng đương giá thành, rất mong nhận được sự ủng hộ từ quý Thầy Và quý Phật Tử.
Đây chỉ là lược giải thích vài đặc điểm trong hình tường Đức Phật Thích Ca. Mong rằng mỗi khi đến lễ dưới chân tượng Ngài, mỗi người đều ý thức được mình phải làm gì đối với hình ảnh biểu thị ấy. Sự hữu ích của việc lễ Phật gốc ở chỗ nhận được thâm ý, rồi thể theo đó sống một cuộc đời cao đẹp như Ngài.
Mời khách xem thêm video tổng hợp 90 mẫu tượng đẹp nhất của Thanh Phong. Xin Cảm Ơn!
Admin
Link nội dung: https://craftbg.eu/y-nghia-tuong-phat-thich-ca-mau-ni-va-90-mau-tuong-dep-co-so-dieu-khac-tuong-phat-thanh-phong-1736225113-a3794.html